IDE là phần mềm máy tính không thể thiếu khi lập trình. Sau đây, mình sẽ cùng tìm hiểu xem IDE là gì. IDE có tác dụng gì khi lập trình JavaScript. Và một số IDE JavaScript tốt nhất.
IDE là gì?
IDE là viết tắt của "Integrated Development Environment" hay "môi trường phát triển tích hợp". Về bản chất, IDE là một loại phần mềm máy tính cung cấp các công cụ cần thiết cho lập trình viên trong việc phát triển phần mềm.
IDE là viết tắt của "Integrated Development Environment" hay "môi trường phát triển tích hợp". Về bản chất, IDE là một loại phần mềm máy tính cung cấp các công cụ cần thiết cho lập trình viên trong việc phát triển phần mềm.
IDE thường bao gồm những thành phần sau:
Trình soạn thảo (source code editor): dùng để viết mã nguồn (code).
Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi trong mã nguồn.
Ngoài ra, IDE có thể tích hợp hệ thống quản lý phiên bản (VCS), công cụ gợi ý viết code, công cụ tìm kiếm, công cụ kéo thả giúp xây dựng giao diện đồ họa (GUI) dễ dàng hơn...
Nhờ có IDE mà công việc lập trình trở nên đơn giản hơn, năng suất của lập trình viên cũng sẽ cao hơn.
Vậy IDE lập trình JavaScript nào là tốt nhất?
IDE lập trình JavaScript
Thật khó để trả lời cho câu hỏi trên. Vì mỗi IDE đều có những ưu nhược điểm riêng. Hơn nữa, mục đích sử dụng của mỗi lập trình viên là khác nhau. Sở thích mỗi người cũng khác nhau.
Tuy nhiên, mình thấy có hai IDE JavaScript khá phổ biến là:
Cả hai IDE trên đều hỗ trợ đa nền tảng (cross-platform), có thể dùng trên hệ điều hành Windows, macOS hay Linux. Nhưng Visual Studio Code thì hoàn toàn miễn phí, còn WebStorm thì mất phí (cho phép dùng thử 30 ngày).
Bạn có thể trải nghiệm cả hai IDE trên xem cái nào tốt hơn và phù hợp hơn với mình để quyết định sử dụng lâu dài.
Ngoài IDE thì còn có khái niệm khác là "code editor".
Code editor là gì?
Code editor cũng là một loại phần mềm máy tính hỗ trợ lập trình viên trong phát triển phần mềm. Nhưng so với IDE thì code editor đơn giản, nhẹ và nhanh hơn.
Nguyên nhân chính là do code editor thường chỉ làm việc với một tệp tin (file). Trong khi đó, IDE lại làm việc trên toàn bộ thư mục project - bao gồm nhiều file khác nhau.
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, các code editor hiện đại có rất nhiều plugin hỗ trợ không khác gì IDE. Đặc biệt, JavaScript là ngôn ngữ thông dịch, nên cũng không đòi hỏi yêu cầu quá cao về IDE.
Sau đây là một số code editor nổi tiếng hỗ trợ lập trình JavaScript:
IDE (Integrated Development Environment - môi trường phát triển tích hợp) là phần mềm máy tính cung cấp các công cụ cần thiết cho lập trình viên trong quá trình phát triển phần mềm, giúp nâng cao năng suất lập trình.
IDE thường có các thành phần: trình soạn thảo code, trình biên dịch/thông dịch, trình gỡ lỗi, công cụ quản lý mã nguồn, gợi ý code, hỗ trợ tìm kiếm,...
Một số IDE/code editor phổ biến: Visual Studio Code, WebStorm, Atom, Sublime Text, Notepad++, Vim, Emacs,...
Javascript (thường hay viết tắt là JS) là ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) cho client-side, sau này còn cho cả server-side (Nodejs)
Javascript được sử dụng chủ yếu để nâng cao sự tương tác của người dùng với trang web. Nói cách khác, bạn có thể làm cho trang web trở nên sinh động và tăng tính tương tác hơn. Trong các ứng dụng web, người ta hay dùng JS để làm các hiệu ứng đặc biệt như sliders, pop-ups, hoặc xác thực dữ liệu các form (form validations) trước khi gửi dữ liệu lên server .v.v...
Ngày nay, Javascript không chỉ giới hạn trong khuôn khổ xây dựng ứng dụng web, mà còn sử dụng rộng rãi trong phát triển ứng dụng, game trên điện thoại hay các ứng dụng dành cho server.
Web app: ReactJS, VueJS, Angular...
Mobile app: React Native, Ionic...
Game: Phaser, Kiwi.js...
Server app: Nodejs
Graphic: two.js (2D), three.js (3D)...
AI: brain.js...
Và còn nhiều nhiều nữa các lĩnh vực mà Javascript có thể làm được.
Trình duyệt đã có sẵn một Javascript engine đôi khi được gọi là "JavaScript virtual machine".
Những engine khác nhau thì sẽ có những "tên mã" khác nhau. Chẳng hạn:
...Có một số tên mã khác như "Chakra" cho IE, "ChakraCore" cho Microsoft Edge, "Nitro" và "SquirrelFish" cho Safari v.v.
Engine khá phức tạp, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản như sau:
Engine (được nhúng nếu là trình duyệt) đọc ("phân tích cú pháp") tập lệnh.
Tiếp theo nó chuyển đổi ("biên dịch") tập lệnh sang mã máy.
Và sau đó mã máy chạy, khá nhanh.
Engine áp dụng tối ưu hóa ở mỗi bước của quá trình. Nó thậm chí còn theo dõi tập lệnh đã biên dịch khi nó chạy, phân tích dữ liệu chạy qua nó và tối ưu hóa hơn nữa mã máy dựa trên kiến thức đó.
Lịch sử Javascript
Javascript được tạo bởi lập trình viên kỳ cựu Brendan Eich, giới thiệu lần đầu năm 1995, xuất hiện trên trình duyệt Netscape, một trình duyệt phổ biến thời bấy giờ.
Ban đầu, ngôn ngữ lập trình này được gọi là LiveScript, sau này mới đổi tên thành Javascript. Mới đọc tên thì nhiều người sẽ nhầm tưởng Javascript có "họ hàng" với Java. Nhưng thực tế, hai ngôn ngữ này không hề có liên quan gì tới nhau cả, cây gia phả của chúng không hề chung gốc. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phức tạp, còn Javascript là một ngôn ngữ kịch bản (scripting language). Cú pháp của Javascript chủ yếu có hơi hướng ảnh hưởng từ ngôn ngữ C.
Tại sao nên học Javascript?
Trước khi bạn quyết định đầu tư học một ngôn ngữ lập trình, đặc biệt với người chưa từng biết một ngôn ngữ lập trình nào, có thể bạn sẽ đắn đo, băn khoăn liệu mình có nên lao đầu vào ngôn ngữ lập trình này không? Liệu tương lai ngôn ngữ này có phát triển hay không?
Dưới đây là một số lý do để bạn bỏ công sức đầu tư học Javascript.
Là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
Khi bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai, việc chọn một ngôn ngữ lập trình phổ biến để theo đuổi là lựa chọn không hề tồi chút nào. Cũng giống như bạn đi kinh doanh, bán hàng vậy. Không ai dại gì lại đi bán mặt hàng mà thị trường không có nhu cầu sử dụng cả.
Theo một khảo sát mới nhất của Stackoverflow.com (website hỏi đáp dành cho lập trình viên lớn nhất thế giới) cho thấy, Javascript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, được rất nhiều lập trình viên chuyên nghiệp tin tưởng.
Không chỉ front-end, ngay cả các dự án back-end cũng ngày càng lựa chọn Javascript nhiều hơn.
Javascript rất dễ học
Với tính mềm dẻo, linh hoạt, Javascript rất dễ học, đặc biệt là cho người mới học lập trình. Javascript biến các chi tiết phức tạp thành các bản tóm tắt, giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với người mới.
Không giống như các ngôn ngữ lập trình bậc cao khác, Javascript mang nhiều cảm giác về ngôn ngữ tự nhiên hơn. Tức là bạn nói sao thì viết như vậy
Tài nguyên học có sẵn rất nhiều
Khi tiếp cận bất kỳ kỹ thuật mới nào, việc quan trọng đầu tiên phải nghĩ tới đó là tài liệu hướng dẫn có đầy đủ không! Mình từng tham dự một dự án mà sử dụng một framework cổ xưa, tài liệu chính chủ còn không có (chắc tác giả cũng bỏ rơi nó luôn), lúc đó mới thấu hiểu nỗi đau khổ khi không có tài liệu.
Với ngôn ngữ Javascipt nói chung, các JS frameworks như React, Vue... nói riêng thì đều có tài liệu hướng dẫn rất chi tiết và đầy đủ (cả chính chủ lẫn của cộng đồng). Do đó, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm kiếm tài liệu hỗ trợ bạn trong việc học.
Ngoài ra, trên internet còn có hàng ngàn tutorial miễn phí để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc dễ dàng tiếp cận hàng ngàn tài liệu cũng khiến bạn dễ bị bối rối, hỗn loạn kiến thức. Đó là lý do bạn tìm tới cuốn sách này.
Một ngôn ngữ cho tất cả
Nếu trước đây, Javascript được sinh ra chỉ để xây dựng các trang web, thì nay đã khác. Javascript giờ đây có thể xây dựng mọi ứng dụng từ client-side tới back-end, các ứng dụng/game mobile, ứng dụng trên PC, kể cả các ứng dụng trên cloud, AI (Trí tuệ nhân tạo)...
Do đó, thay vì bạn phải đầu tư học rất nhiều ngôn ngữ, giờ bạn chỉ cần tập trung học Javascript cho thật tốt là đủ "cân cả bản đồ".
Tiềm năng phát triển sự nghiệp lớn
Với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức chuyển sang sử dụng Javascript cho sản phẩm của mình. Do đó, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Javascript cũng tăng lên rất nhiều.
Theo một khảo sát của Devskiller.com, 70% các công ty công nghệ muốn tuyển một lập trình viên Javascript.
Ở Việt Nam thì sao? Đảo qua một loạt các trang tuyển dụng lớn như Vietnamworks, ITviec... nhu cầu tuyển lập trình viên React, Angular, Vue, NodeJS... rất nhiều, mức lương cũng rất cao (toàn trên 2k$ cho một senior developer).
Tóm lại, theo đánh giá của mình, việc chọn Javascript là ngôn ngữ lập trình chính cho sự nghiệp là một lựa chọn đáng giá, xứng đáng với mồ hôi nước mắt. Ok, giờ là lúc chúng ta cùng nhau chinh phục Javascript thôi!
Ưu điểm của Javascript
Để nói về ưu điểm của một ngôn ngữ lập trình thì có thể kể hàng chục trang giấy. Bởi vì, mỗi ngôn ngữ được tạo ra, tác giả đều sẽ cố gắng tối ưu, thiết kế sao cho tốt nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Javascript được cộng đồng đón nhận rộng rãi đến như vậy
Tuy vậy, để bạn hiểu được thế mạnh của Javascript, mình sẽ liệt kê một số nét đặc trưng khiến Javascript nổi bật hơn các ngôn ngữ lập trình khác
Tích hợp sẵn trong hầu hết các trình duyệt
Không giống như nhiều ngôn ngữ phát triển web khác, ví dụ flash, Java... người dùng muốn sử dụng được thì phải cài đặt thêm plugin cho trình duyệt.
Javascript thì khác, hầu hết trình duyệt hiện đại đều đã tích hợp sẵn. Do đó, việc bạn sử dụng JS để phát triển ứng dụng sẽ rất thuận lợi.
Một ngôn ngữ lập trình vô cùng linh hoạt
Rất nhiều lập trình viên thích trường phái functional programming. Functional Programming một phương pháp lập trình dựa trên các hàm toán học (function), tránh việc thay đổi giá trị của dữ liệu. Nó có nhiều lợi ích như : các khối xử lý độc lập dễ tái sử dụng, thuận lợi cho việc thay đổi logic hoặc tìm lỗi chương trình.
Javascript là ngôn ngữ sinh ra là để dành cho functional programming.
Hai trong số tính năng nối bật nhất của Javascript là cho phép gán một hàm cho bất kỳ biến nào và tạo một hàm chấp nhận tham số là một hàm khác.
Khả năng tự detect trình duyệt và hệ điều hành
Đôi khi, trong một số ứng dụng, bạn gặp vấn đề và cần phải viết mã nguồn tương thích với từng trình duyệt web hoặc hệ điều hành. Javascript được thiết kế để có thể tự nhận biết được chạy trên trình duyệt gì, hệ điều hành nào.
Điều này, cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh mã nguồn để ứng dụng đáp ứng và tương thích với mọi hệ điều hành.
Hỗ trợ cả lập trình hướng đối tượng (OOP)
Lập trình hướng đối tượng cũng là một trường phái lập trình rất phổ biến, khi tất cả mọi thứ của ứng dụng đều xoay quanh đối tượng (Object - Class). Javascript cung cấp rất nhiều công cụ để bạn làm việc với đối tượng, đồng thời nó cũng dễ học, dễ sử dụng.
Nói một cách chính xác hơn, có thể coi Javascript là ngôn ngữ dựa trên đối tượng, vì lý do:
Không hỗ trợ đầy đủ các đặc điểm của OOP như: đa hình, kế thừa
Có sẵn kiểu dữ liệu đối tượng. Ví dụ: JavaScript có sẵn đối tượng window...
Học một ngôn ngữ dùng mọi nơi
Phần này mình chỉ nhắc lại thôi. Nếu trước đây, Javascript được tạo ra chỉ để phát triển các ứng dụng front-end chạy trên trình duyệt thì giờ đây mọi chuyện đã khác. Có thể bạn chưa biết, trước đây một full stack developer cần phải học rất nhiều ngôn ngữ lập trình. Có thể kể tên nhẹ nhàng như: front-end thì có javascript, back-end thì có PHP, JAVA, Ruby, Golang..., ứng dụng mobile thì có Java, Kotlin, Swift... rất nhiều ngôn ngữ phải học.
Nhưng ngày nay, bạn chỉ cần học duy nhất Javascript là đủ. Biết Javascript, bạn có thể xây dựng các ứng dụng web (cái này tất nhiên rồi), xây dựng ứng dụng phía back-end (nhờ Node.JS), xây dựng ứng dụng mobile (React Native, Ionic...)
Hiện nay, đa số các nhà cung cấp Hosting đều khóa hàm mail php nên việc gửi mail = hàm mail php là điều không thể. Vì vậy Bạn phải config mail smtp. Sự lựa chọn hàng đầu là sử dụng smtp của Gmail. Hiện tại Bạn có thể gửi tối đa 2000 mail smtp gmail trong 24h.
Để gửi mail form (dưới mỗi bài viết hoặc ở trang liên hệ) Bạn cần làm 02 việc: 1 là Cài đặt plugin Contact Form 7 để setup mẫu form gửi, 2 là cài đặt plugin Easy WP SMTP Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc cài Plugin Easy WP SMTP trước nhé!
1. Cách cài đặt và sử dụng Plugin Easy WP SMTP.
+ Đầu tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt Plugin Easy WP SMTP, bạn vào Plugins -> Add new -> nhập tên plugin Easy WP SMTP vào ô Search Plugins rồi tiến hành cài đặt và kích hoạt. + Tiếp theo bạn mở Plugin này ra bằng cách Dashboard -> Settings -> Easy WP SMTP
ảnh 1 Cách cấu hình Plugin Easy WP SMTP
+ From Email Address: Địa chỉ gửi mail, người nhận mail sẽ nhìn thấy email này. + From name: Tên người gửi (người nhận email sẽ nhìn thấy tên này) + SMTP Host: Máy chủ SMTP mà bạn sử dụng. Ở đây là smtp.gmail.com + Type of Encription: Loại bảo mật mà bạn sử dụng (ví dụ bạn dùng gmail thì loại bảo mật của bạn là SSL). + SMTP Port: Cổng SMTP (nếu bạn dùng gmail thì SMTP Port thường là 465). Nếu cổng SSL không dùng được thì bạn chuyển sang cổng TLS với SMTP Port là 587. + SMTP username: tên tài khoản gmail của bạn. Lưu ý đây mới thực sự là email gửi đi. Còn email ở phía trên là email hiện trong inbox. + SMTP Password: Mật khẩu mà bạn dùng để đăng nhập vào mail.
=> Sau đó Bạn nhấn "Save changes" để lưu lại.
Để kiểm tra xem Bạn cài đặt đã đúng chưa. Hãy gửi test nhé. Hãy làm như ảnh dưới đây
Nếu thông báo là "SMTP connect() failed. https://github.com/PHPMailer/PHPMailer/wiki/Troubleshooting" tức Là Bạn đã config sai ở đâu đó. Ví dụ như sai các thông tin ở "ảnh 1 Cách cấu hình Plugin Easy WP SMTP". Hoặc có thể do Bạn đang chặn tính năng gửi smtp. Hãy kiểm tra xem đã bật tính năng Allow less secure apps chưa nhé
Sau khi gửi test thành công, hãy chuyển qua bước 2 Cài đặt và cấu hình Plugin Contact Form 7
HostingViet cung cấp Email Hosting enable SMTP Email. Liên hệ HostingViet để được trợ giúp ngay nhé
2. Cách cài đặt và cấu hình Contact Form 7
Cách cài đặt thì Bạn chỉ cần search Contact Form 7 trong admin, phần này mình không nhắc lại cách cài đặt plugins nhé
Bước 1: Click Setting trong Contact Form 7 Ở trang danh sách plugins đã cài đặt Bạn hãy click vào Setting của Plugin Contact Form 7
Bước 2: Tạo mới From Sau đó Click add new hoặc edit form có sẵn nếu Bạn chưa dùng contact form mặc định ban đầu
Bước 3: Cài đặt cụ thể Contact Form 7 Hãy cài đặt theo ảnh dưới đây
Sau đó copy mã shortcode ở trên. ở ví dụ này là mã [contact-form-7 id="10" title="Contact form 1"]
Bước 4: Gắn mã Contact Form 7
Bạn chỉ cần paste mã ở trên vào phần nội dung page hoặc post là được nhé
Và thành quả là:
Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách sử dụng Gmail SMTP để gửi mail Form trên wordpress. Nếu Bạn chưa làm được hãy liên hệ lại để mình hỗ trợ nhé
Nhà cung cấp tên miền - hosting - VPS tốt nhất Việt Nam
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nơi cóhosting giá rẻvà luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơimua host ở đâu tốt. Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud hosting),góithuê servervới băng thông khủng không giới hạn.
Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có nhữngvps giá rẻchất lượngdành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.
Như vậy thông qua bài viết này Hosting Việt Sẽ Hướng Dẫn Bạn Gửi Mail Form Bằng Plugin Easy WP SMTP Trên Wordpress! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!
Biểu mẫu liên hệ Contact Form 7 cung cấp Trình xác thực cấu hình, xác thực cấu hình biểu mẫu liên hệ của bạn để phát hiện lỗi; điều này giúp bạn tránh khỏi những rắc rối trong tương lai do lỗi cấu hình có thể gây ra. Loạt bài viết này giải thích các lỗi thường gặp và cách giải quyết các lỗi đó.
WP Fastest Cache là một plugin bộ nhớ cache miễn phí dễ cài đặt. Tuy nhiên, tác giả đã không thực hiện một công việc xuất sắc trong việc nâng cấp plugin cho sức sống thiết yếu của web. Thiếu các gợi ý tài nguyên trình duyệt (tải trước, chuẩn bị trước, kết nối trước), độ trễ JavaScript, loại bỏ CSS không cần thiết, thiếu kích thước hình ảnh, kiểm soát ợ nóng, v.v. (WP Rocket, LiteSpeed Cache và SG Optimizer là một số ít). Nếu bạn muốn có những tính năng tốc độ này, bạn sẽ phải cài đặt một số plugin bổ sung. (Nhận chủ đề WordPress Blazing Fast Newspaper với chi phí thấp: