Hiển thị các bài đăng có nhãn Framework. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022

thumbnail

Khái niệm về Zend Framework là gì?

    Zend Framework là tập hợp các gói PHP chuyên nghiệp với hơn 570 triệu lượt cài đặt. Nó có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng và dịch vụ web sử dụng PHP 5.6+ và cung cấp 100% mã hướng đối tượng bằng cách sử dụng nhiều tính năng ngôn ngữ.

    Zend Framework sử dụng Composer làm trình quản lý gói phụ thuộc; PHPUnit để kiểm tra tất cả các gói; và Travis CI như một dịch vụ tích hợp liên tục. Zend Framework cũng tuân theo các tiêu chuẩn PHP-FIG và bao gồm việc triển khai PSR-7 cho các giao diện thông báo HTTP (do Matthew Weier O’Phinney, quản lý dự án Zend Framework hướng dẫn).

    Framework Magento

    Magento là một mã nguồn mở để xây dựng các website thương mại điện tử dùng ngôn ngữ PHP dựa trên nền tảng Zend Framework. Hiện có 2 phiên bản Magento: Magento Open Source (tên trước đây là Community Edition hay CE) là phiên bản miễn phí và Magento Commerce (tên trước đây là Enterprise Edition hay EE) phải trả phí. Bạn sẽ được Magento hỗ trợ khi dùng Magento Commerce nhưng giá khá đắt. Magento được đánh giá là một trong những phần mềm thương mại điện tử phức tạp nhất hiện nay.

    Các tính năng chính của Magento:

    • Quản lý toàn bộ site Magento ecommerce.
    • Checkout, thanh toán, vận chuyển.
    • Tối ưu hóa tìm kiếm trên search engine.
    • Phân tích và báo cáo.
    • Hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.
    • Quản lý bán hàng.
    • Quản lý khách hàng, dịch vụ khách hàng.
    • Quản lý danh mục sản phẩm, quản lý tồn kho.
    • Quản lý sản phẩm.

    Học Zend framework bắt đầu từ đâu?

    Zend Framework là một trong những thư viện PHP được đánh giá là đầy đủ nhất hiện nay và đang được các công ty lớn trong lĩnh vực CNTT trên thế giới ưa chuộng vì Zend framework rất linh hoạt, bảo mật tốt, cộng đồng rộng lớn, phát triển rất nhanh.

    Một số component được sử dụng phổ biến nhất của Zend Framework, bao gồm Zend_Controller, Zend_Layout, Zend_Config, Zend_Db, Zend_Db_Table và Zend_Registry và Views Helper.

    Sử dụng các component này, bạn sẽ xây dựng một ứng dụng cơ sở dữ liệu đơn giản trong vòng vài phút. Mã nguồn hoàn chỉnh cho ứng dụng này có sẵn trong các kho lưu trữ sau:

    • » zip
    • » tar.gz

    Ngoài ra, Zend Framework là 1 PHP Framework được lập trình trên PHP dựa theo mô hình MVC: 

    • Model (M) – Là bộ phận có chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng. Bộ phận này là một cầu nối giữa 2 thành phần bên dưới là View và Controller. Model thể hiện dưới hình thức là một cơ sở dữ liệu hoặc có khi chỉ đơn giản là một file XML bình thường. Model thể hiện rõ các thao tác với cơ sở dữ liệu như cho phép xem, truy xuất, xử lý dữ liệu,…
    • View (V) – Đây là phần giao diện (theme) dành cho người sử dụng. Nơi mà người dùng có thể lấy được thông tin dữ liệu của MVC thông qua các thao tác truy vấn như tìm kiếm hoặc sử dụng thông qua các website. Thông thường, các ứng dụng web sử dụng MVC View như một phần của  hệ thống, nơi các thành phần HTML được tạo ra. Bên cạnh đó, View cũng có chức năng ghi nhận hoạt động của  người dùng để tương tác với Controller. Tuy nhiên, View không có mối quan hệ trực tiếp với Controller, cũng không được lấy dữ liệu từ Controller mà chỉ hiển thị yêu cầu chuyển cho Controller mà thôi.
    • Controller (C) – Bộ phận có nhiệm vụ xử lý các yêu cầu người dùng đưa đến thông qua view. Từ đó, C đưa ra dữ liệu phù hợp với người dùng. Bên cạnh đó, Controller còn có chức năng kết nối với model.

    >> Xem thêm: Khóa học thực chiến PHP và Magento 2 – Khởi đầu chặng đường mới

    Framework PHP là gì?

    PHP (viết tắt của cụm từ Personal Home Page) là ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) mã nguồn mở được dùng phổ biến để ra tạo các ứng dụng web chạy trên máy chủ. Mã lệnh PHP có thể được nhúng vào trong trang HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP.

    Framework PHP nào tốt nhất?

    Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê 3 framework PHP tốt nhất hiện có để giúp bạn lựa chọn.

    Zend Framework PHP: Laravel

    Được giới thiệu vào năm 2011, Laravel đã trở thành framework PHP mã nguồn mở miễn phí phổ biến nhất trên thế giới. Laravel phù hợp khi phát triển các ứng dụng yêu cầu phụ trợ phức tạp. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các đối thủ, tuy nhiên Laravel đã thật sự tạo thành một làn sóng lớn, được đánh giá tốt và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

    Ưu điểm

    • Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP.
    • Nguồn tài nguyên vô cùng lớn và sẵn có.
    • Tích hợp với dịch vụ mail.
    • Tốc độ xử lý nhanh.
    • Dễ sử dụng.
    • Tính bảo mật cao.

    Nhược điểm:

    So với các PHP framework khác, Laravel bộc lộ khá ít nhược điểm. Tuy nhiên, PHP này cũng không hẳn là hoàn hảo, vấn đề lớn nhất có thể kể đến của framework này là thiếu sự liên kết giữa các phiên bản, nếu cố cập nhật code, có thể khiến cho ứng dụng bị gián đoạn hoặc phá vỡ.

    Bên cạnh đó, Laravel cũng quá nặng cho ứng dụng di động, khiến việc tải trang trở nên chậm chạp.

    Zend Framework PHP: Codeigniter

    Codeigniter là framework PHP mạnh mẽ với số lượng rất nhỏ footprint dành cho các lập trình viên cần tới 1 bộ công cụ đơn giản và thông minh để tạo ra những ứng dụng web với đầy đủ các tính năng cần thiết.

    Ưu điểm:

    • Hệ thống thư viện đa dạng.
    • Footprint nhỏ.
    • Hướng dẫn sử dụng vô cùng rõ ràng, dễ hiểu.
    • Khả năng tương thích với lưu trữ đạt chuẩn.
    • Tốc độ vô cùng nhanh chóng.
    • Hỗ trợ tốt nhất cho SEO.
    • Khả năng bảo mật hệ thống cao.

    Nhược điểm:

    Nhược điểm lớn nhất có thể kể đến của Codeigniter là chưa hỗ trợ 1 số module thông dụng. So với các framework mã nguồn mở khác, CodeIgniter vẫn chưa có các module hỗ trợ cho các tác vụ thường gặp trong quá trình xây dựng ứng dụng web như là: Chứng thực người dùng (User Authorization), trình phân tích RSS (RSS Parser) hoặc trình xử lý PDF…

    Zend Framework PHP: Symfony

    Framework Symfony được ra mắt vào năm 2005, Framework Symfony giúp người sử dụng dễ dàng đạt được các  mục tiêu như: mã nguồn linh hoạt, tối ưu hóa hiệu suất công việc nhanh chóng, hoạt động nâng cấp đơn giản, bảo mật cao (chứng thực điện tử, eBanking), tích hợp với ứng dụng và module,…

    Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về Zend Framework, cũng như lựa chọn cho mình một Framework PHP tốt nhất để sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng.

Bài đăng tiêu biểu