THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Cách tính, đối tượng nào phải nộp? Và thời hạn nộp là bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Nằm trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ chức năng, vai trò của một sắc thuế. Trong bài viết này, xin giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về thuế thu nhập.
LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT
- Thứ nhất: thuế TNDN giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Thuế là công cụ chủ yếu, nhờ có thuế mà đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Thứ hai: thuế TNDN là công cụ đắc lực giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô tới hoạt động kinh tế, xã hội. Với vai trò điều tiết thu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Thứ ba: thuế TNDN góp phần đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh. Dần tiến tới thu hẹp khoảng cách và sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.
ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định pháp luật, những đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp). Bao gồm các đối tượng:
Nhóm 1: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung;
Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trên các lĩnh vực;
Nhóm 3: Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tácjp xã;
Nhóm 4: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
Nhóm 5: Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
- Địa điểm thực hiện hoạt động xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác.
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
- Đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Nhóm 6: Các tổ chức khác ngoài các tổ chức nói trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
Nếu bạn chưa hiểu, còn nhiều thắc mắc về nhóm đối tượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, đáp ứng giải quyết, tư vấn miễn phí mọi vấn đề.
Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp là hoạt động mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Các trường hợp doanh nghiệp giải thể không phải thực hiện quyết toán thuế
CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2020
Thuế TNDN= [Thu nhập tính thuế – (Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ)] x Thuế suất thuế TNDN.
Trong đó: Thu nhập tính thuế trong ký tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế trừ đi phần thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Khoản lỗ kêt chuyển theo quy định)
VÀO ĐÂY
Muốn biết thêm Thuế môn bài là gì? đối tượng và mức phí nộp thuế môn bài thìThu nhập chịu thuế trong ký tính thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của doanh nghiệp
Theo quy định, doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục nhưng không qua 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng. Với mỗi trường hợp mà cách tính Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định khác nhau.
Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm, trả góp là tiền bán hàng hóa, dịch vụ đó trả tiền một lần, không gồm tiền lãi; Với hàng hóa, dịch vụ trao đổi, là giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi;
CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
- Các khoản chi được trừ là các khoản sau sau khi đáp ứng các điều kiện theo quy định: Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Khoản chi nếu có hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ không dùng tiền mặt.
- Các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp khi tính thuế TNDN bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản., dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ…
- Các khoản chi không được trừ bao gồm: Những khoản chi không đáp ứng những điều kiện kể trên; Chi khấu hao với tài sản cố định- dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định.
VÀO ĐÂY
Muốn biết thêm Hướng dẫn nộp thuế môn bài quan mạng mới nhất năm 2020 thìTHỜI HẠN NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
- Doanh nghiệp nộp thuế TNDN tạm tính theo quý nếu có phát sinh mà không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa. Thời hạn để
- Doanh nghiệp nộp thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC. Do đó có các mức thuế suất thuế TNDN sau:
Mức thuế suất 20%: Đây là mức thuế phổ thông được áp cho hầu hết các doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.
Mức thuế suất từ 32% – 50%: Được áp dụng cho các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Mức thế suất 50%: Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm ở Việt Nam. Trong đó gồm có: bạc, thiếc, vàng, bạch kim, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí, wonfram và antimoan.
Mức thuế suất ưu đãi 10%: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có thu nhập hoạt động từ các ngành nghề, dịch vụ sau:
- Doanh nghiệp có thu nhập từ các dự án đầu tư mới tại: Khu công nghệ cao, khu kinh tế và khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp có phần thu từ các hoạt động văn hóa xã hội thuộc lĩnh vực đào tạo giáo dục, giám định tư pháp, văn hóa thể thao, y tế, dạy nghề và môi trường.
- Doanh nghiệp có phần thu từ hoạt động báo in, xuất bản theo quy định của Luật xuất bản.
- Doanh nghiệp có thu nhập từ các dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ cao.
- Doanh nghiệp có thu nhập hoạt động trong lĩnh vực dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho mua, cho thuê. Đã được quy định tại điều 53 Luật nhà ở.
- Doanh nghiệp có thu nhập từ các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản xuất.
- Doanh nghiệp có phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Trên đây Công Ty Tư Vấn Luật Thiên Mã đã cung cấp toàn bộ thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật. Hi vọng bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thuế thu nhập đồng thời giúp hoạt động kê khai thuế của bạn trở nên đơn giản, thuận tiện hơn.