Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

thumbnail

Vệ sinh kinh nguyệt – yếu tố đảm bảo tránh mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ

Vệ sinh kinh nguyệt – yếu tố đảm bảo tránh mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Vệ sinh kinh nguyệt – yếu tố đảm bảo tránh mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ


 Theo ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Sản khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội,  kinh nguyệt là chảy máu từ buồng tử cung do bong niêm mạc tử cung ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh nguyệt không phải chỉ có máu mà gồm máu từ niêm mạc, dịch tiết buồng tử cung…  Máu hành kinh là một hỗn dịch, hoàn toàn không có nhiễm khuẩn, nó chỉ nhiễm khuẩn khi phụ nữ vệ sinh không đúng.

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ sinh sản sẽ có vòng kinh đầu tiên. Khi hành kinh bộ phận sinh dục mở ra để máu kinh ra ngoài, đây cũng là con đường vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nếu vệ sinh không đúng.  Lý giải điều này, BS Thủy cho rằng, máu hành kinh không nhiễm khuẩn, nhưng khi đã tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài máu đó lại trở thành môi trường dễ bị nhiễm khuẩn nhất, vi khuẩn sẽ đi ngược vào phần phụ của người phụ nữ.

Chia sẻ về kinh nghiệm hàng chục năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, BS Thủy nói, có nhiều người phụ nữ do điều kiện lao động, sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước hoặc nguồn nước không đảm bảo cho nhu cầu vệ sinh tối thiểu….  là nguy cơ khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa.

BS Thủy cảnh báo, trong thời kỳ hành kinh, người phụ nữ không biết cách vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, ban đầu có thể là viêm âm hộ, âm đạo, rồi lan đến cổ tử cung, thậm chí lên tới vòi trứng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ sau này.

Sử dụng băng vệ sinh và các sản phẩm hỗ trợ khác sao cho đúng?

Hành kinh đem lại không ít phiền toái cho phụ nữ, nên người ta nghĩ ra nhiều biện pháp để phụ nữ tránh được sự phiền toái này, cảm thấy thoải mái trong những kỳ “đèn đỏ”.  Có rất nhiều sản phẩm vệ sinh phụ nữ trong thời kỳ hành kinh như băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san...

Theo BS Thủy, nếu sử dụng băng vệ sinh, chị em cần thay rửa vệ sinh khoảng 3-4 tiếng một lần, bởi đây là thời gian để vi khuẩn chưa kịp sinh sôi, phát triển. Trong khi đó nếu đặt tampon vào âm đạo, nhiều người cho biết họ cảm thấy khô, rát âm đạo vì tampon có cơ chế hút dịch rất mạnh. Mới đây, sự ra đời của cốc nguyệt san lại thêm một lựa chọn cho chị em phụ nữ.

BS Thủy lưu ý, với những người ưa thích dùng cốc nguyệt san, cần chọn một cốc nguyêt san có kích thước vừa với âm đạo. Chỉ những người đã quan hệ tình dục mới nên dùng cốc nguyệt san. Nhiều người lo lắng sử dụng cốc nguyệt san khiến âm đạo bị giãn rộng, hoặc cốc trôi ngược vào người, BS Thủy cho rằng, điều này không có cơ sở, bởi âm đạo là bộ phận co giãn rất nhiều, khi đặt cốc nguyệt san vào âm đạo không đủ để làm giãn âm đạo, khiến phụ nữ mất cảm giác trong quan hệ vợ chồng. Hơn nữa, khi đặt cốc nguyệt san , cơ âm đạo sẽ thít lại giữ chặt cốc nguyệt san ở âm đạo.

Tuy nhiên, BS Thủy khuyên, khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em nên lưu ý chỉ để cốc nguyệt san trong khoảng 6-12 tiếng, tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt nhiều hay ít.  Nên thay cốc nguyệt san mỗi 12 tiếng. Nếu cốc nguyệt san đầy trước thời gian này, cần thay cốc trước khi kinh nguyệt bị trào ra ngoài. Việc vệ sinh cốc nguyệt san cũng rất quan trọng, chị em cần xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh đúng cách.

Những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa:

- Xuất hiện khí hư âm đạo.
- Mùi khó chịu ở âm đạo.
- Khi bị hành kinh, cũng có những dấu hiệu chỉ ra là bị viêm nhiễm. Bình thường máu hành kinh không có mùi, chỉ có mùi tanh của máu. Nếu máu hành kinh hôi, có mùi bất thường, bạn có khả năng bị viêm nhiễm.
- Máu hành kinh lợn cợn của khí hư….
- Nếu người phụ nữ cảm thấy bất thường phần phụ, trước và trong thời kỳ hành kinh, cần đi khám chuyên khoa để xác định.

BS Diêm Thủy khuyên chị em Khi phát hiện có những bất thường nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

Bài đăng tiêu biểu